Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2008

55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ Alan Dawson Chương 4 5 6 7 8

Chương 4: Phút cuối cùng của giai đoạn mở màn - Đánh chiếm Huế

Thông tin viên của UPI ở huế điện về Sài Gòn cho biết 600 quả đạn pháo tên lử và súng cối đã rơi xuống thành phố phía Băc này vào ngày 22-3. Đây là cuộc pháo kich dữ dội nhât trong mấy năm qua. Phut cuối cùng đang đến, mặc dù một số người lạc quan ở Sài Gòn thich gọi đây là trận phòng thủ kiên cường.

Đêm ấy, tại căn cứ tiểu đoàn ở Phú Lộc, đại uý Trần Bá Phước rât sợ và nghĩ đến chuyện bỏ chạy. Cái thắng anh ta là một bài báo, hình như đã đọc trong tạp chí Mỹ "Thời báo" hay "Tuần tin tưc". Phước cho biêt đã đọc mấy năm rồi và đâu như qua cuộc phỏng vấn một lính Mỹ.

Người lính này nói rằng anh ta luôn luôn sợ hãi trong chiến đấu, một sự thú nhận làm Phươc kinh ngạc, bởi vì Phươc nghĩ rằng người lính bộ binh đáng lẽ phải không biêt sợ. Nhưng người trung sĩ dày dạn kinh nghiệm ấy lại được thưởng huy chương và nói rằng sợ hãi là chuyện tự nhiên. Nhât thiêt phải biêt đúng sự sợ hãi, phải kìm chế nó. Rồi thì lắng tai nghe mệnh lệnh và sử dụng cái đầu để suy nghĩ. Theo người trung sĩ Mỹ ấy một người lính không biêt sợ thì hoặc là ngu đần, hoặc là điên khùng, bởi vì anh ta nói láo hoặc săp đi nhà thương điên.

Nhớ lại cảm giac luc ấy và bài báo, Phươc vẫn không châp nhận rằng mình đang sợ. Phươc vẫn nghe thấy tiếng đạn pháo dội xuống Phú Bài, Huế và vùng cảng. là một tiểu đoàn trưởng, Phươc có mấy cái diện đài trong sở chỉ huy của mình. Đó là một căn lều và một hầm nhỏ. Một điẹn đài vặn tần số "mạng lưới chỉ huy liên lạc với chỉ huy sở chỉ huy tiền phươngcủa quân đoàn 1 đóng tại Huế. Mạng lưới giup Ngô Quang Trưởng tuy vẫn tỏ ra thoải mái nhưng đang bù đầu ở Đà Nẵng biêt những tin tưc mơi nhât về cánh quân phía Băc đang rung rinh của mình.

Chính trên mạng lưới chỉ huy mà Phươc nghe được thuỷ quân lục chiến đang chạy. Cộng sản mât khoảng nửa giờ để tràn qua vị trí này của thuỷ quân lục chiến dọc theo bờ sông Mỹ Chánh. Lần này đám lính thuỷ quân lục chiến không kịp ngừng lại để phá sập cầu.

Trong số lính thuỷ đánh bộ ở bờ sông Mỹ Chánh ấy có Đức đã chạy ở Quảng Trị về. Đức chẳng nghĩ đến chuyện sợ hãi. Tiếng đạn pháo rơi xuống Huế không làm cho anh ta lo ngại. Khu vực của anh ta yên lặng. Đức nằm ở dãy phòng tuyến và chẳng hề sợ khi nghĩ đến một cuộc tấn công. Một cuộc đột kich của đặc công khó có thể xảy ra. Pháo kich là chuyện có khả năng nhât, nhưng lo về nó chẳng có cach nào ngoài việc chui xuống hố cầu nguyện. Bât cứ cuộc tấn công lớn nào cũng sẽ chạm trán đám thuỷ quân lục chiến trươc khi đến Đức. Anh ta sẽ có khối thì giờ để chuẩn bị chiến đấu hoặc bỏ chạy. Anh ta nghĩ có lẽ phải chạy. Thật kỳ cục, một tuần lễ trươc, bỏ chạy là chuyện anh ta nghĩ đến sau cùng, còn giờ đây, nó lại ở ngay sờ sờ trong đầu.

Cái ý nghĩ bỏ chạy khỏi chiến trường, khi mà anh ta đã được dạy bám trụ chiến đấu và tấn công, không còn hâp dẫn đối với Đức. Khi bàn với bạn bè thì nó càng trở nên là điều châp nhận được. Chiến đấu để rồi chêt là điều ngu xuẩn khi cuộc tấn công thể nào cũng tràn ngập vị trí của mình. Một thuỷ quân lục chiến nói được tiếng Anh dịch lại thành ngữ của Mỹ "Advance to the rear" (tiến về phía sau).

Lần đầu tiên trong đơn vị của Đức, chuyện rut lui trở thành giải phap châp nhận dượcđể thay cho việc tiến tới. Họ đã biêt chuyện rut lui khỏi vùng cao nguyên. Họ đã biêt chính tổng thống của họ ra lệnh ấy. Nếu cả cao nguyên chẳng còn nghĩa lý gì thì Mỹ Chánh có nghĩa gì nữa? Về mặt tâm lý, đây là mầm mống nản chí khổng lồ đã gieo vào quân đội Sài Gòn. Chính là với lệnh rut lui khoi cao nguyên của Thiệu đã cấy vào binh sĩ của họ ý nghĩ rut lui nếu không muốn nói là đầu hàng.

Khi Đức ngồi trong giao thông hào đêm ấy, bàn chân anh ta hơi co lên khỏi cái mặt đât lạnh và ẩm ươt..., thì sờ sờ trong tâm trí anh ta là chuyện bỏ chạy, là ý nghĩ chạy khỏi chiến đấu để tìm cái sống. Phần lớn những người còn lại trong cac đội quân 1 triệu người của SG đã nghĩ tương tự trong đêm ấy.

Binh nhì Đức đang thẫn thờ ngắm dòng sông Mỹ Chánh thì trận tấn công băt đầu. một lần nữa, lại cũng những chiêc xe tăng Băc Việt Nam đã đánh bật lữ đoàn thuỷ quân lục chiến 2.500 người này ở giữa tỉnh Quảng Trị. Giờ đây, từ hướng Đông và dọc theo bờ Nam sông Mỹ Chánh, những chiêc xe tăng xuât hiện, những chiêc xich săt nghiến ken ket, nghe rõ mồn một trong cái đêm quang đãng và vẫn còn lành lạnh của mùa xuân. Đức có thể thấy một số gần anh ta nhả đạn. Pháo binh SG bắn rải rac xung quanh thuỷ quân lục chiến. Cac xe tăng Băc Việt Nam loại T.54 và xe lội nươc PT.76 đang bắn thẳng vào phòng tuyến lính thuỷ đánh bộ. Cac tay súng đại liên, với loại súng cỡ đạn 7,62 và 12,7 ly ló đầu khỏi thap pháo, nhả đạn như mưa vào lính thuỷ đánh bộ.

Sẽ không dễ gì khi rút lui lần này, Đức nghĩ vậy. Lần trước, xe tăng không bắn, bật đèn cho thuỷ quân lục chiến thấy đường mà chạy về nam Mỹ Chánh.

Giờ đây rút lui sẽ là nhận lấy một tràng đạn ghim sau lưng. Một quả đạn pháo của xe tăng xé gió bay về hướng anh ta. Anh ta rút vào hố cá nhân tránh nó. Quả đạn nổ, văng một ít đất lên người Đức. Anh ta không hề biết gì nhưng lỗ tai bị ù đặc.

Khi đỡ ù tai, anh ta nghe được một thứ âm thanh mới ở trong trước mặt bên kia sông. Xe tăng Bắc Việt Nam đang từ phía Bắc tới. Đây mới là vấn đề. Với hoả lực yểm trợ tốt, lính Cộng Sản ngồi gọn trong xe tăng lội nước PT.76 băng qua sông đổ bộ lên ngay sở chỉ huy lực lượng của Đức.

Nhiều người đang bị giết trên vành đai phòng thủ. Tiếng kêu la của số người bị thương vọng đến tai Đức, trong khi tiếng súng lặng đi. Lực lượng này của Cộng Sản rõ ràng lớn hơn ngay cả lực lượng đã đuổi toàn bộ sư đoàn thuỷ quân lục chiến ở Quảng Trị chạy dài.

Sau này Đức nhớ rằng anh ta có lẽ là người thứ 25 trong đơn vị mình bắt đầu bỏ chạy. Không có mệnh lệnh nào cả. Có thể cuộc rút chạy của tiểu đoàn dân vệ 350 người ở phía Đông đã làm đám thuỷ quân lục chiến chuyển động. Đám thuỷ quân lục chiến vẫn cố giữ kỷ luật nhưng cứ lùi. Tiến về phía sau mà, Đức nghĩ vậy.

Đức nhận ra rằng mình đang ở với khoảng năm chục người trong cùng đơn vị. Họ lui kiểu cóc nhảy, bằng trực giác, đảo ngược lại thủ tục tấn công mà họ được huấn luyện. Một dặm rồi hai dặm. Rất nhiều lính thuỷ quân lục chiến đã ngã xuống. Những người nào còn sức đều cố chạy.

Người ta nói Cộng Sản nhân đạo đối với lính bị thương. Sự việc đã đúng như vậy.

Trận đánh chiếm Huế được băt đầu như thế từ phía Bắc.

Trong vài giờ sau, nó cũng bắt đầu như thế từ phía sau: Đại uý Phước lắng nghe cuộc rút quân của thuỷ quân lục chiến trên chiếc đài bắt tần số sở chỉ huy. Phước nhìn lại một lần nữa chiếc xe Jeep của mình, vật có thể hộ thân giúp anh ta chạy theo quốc lộ 1 về Đà nẵng. Nhưng đạn pháo rơi nhiều dọc đường.

Bấy giờ, Phước rất sợ. Đã quá nửa đêm để sang ngày khác, ngày thứ bẩy 23-3. Phước gọi các đại đội khác báo cáo tình hình. Các đại đội trưởng cho biêt quân lính đang hoang mang...

Quân đội Bắc Việt Nam đẵ cắt nát 2 tiểu đoàn quân biệt động giữ sườn phía Tây của Phước ngọt như cá mập bơi trong nước. Cũng giống như cá mập, Cộng Sản nghiền vụn ngay đám 700 quân biệt động này. Đơn vị của Phước bị khep chặt bởi một vòng vây. Nhưng bộ đội Cộng Sản rõ ràng với ý định quét sạch đám quân biệt động chưa đả đọng gì đến chuyện tấn công tiểu đoàn của Đức thuộc sư đoàn bộ binh số 1 vốn được coi là giỏi nhất.

4 giờ sáng, tiểu đoàn bị tấn công. báo cáo bằng điện đài của các đại đội trưởng cho thấy rằng ít nhất có 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam tấn công, mỗi tiểu đoàn một hướng. Phước đang vặn từ tần số này sang tần số khác, cố gắng nắm mọi báo cáo. Thình lình nhân viên điện đài vặn tần số khác. Phước nghe được một giọng không quan, đang ra lệnh tấn công. Anh ta nhận ra ngay lập tức đó là một sĩ quan phía bên kia, Bắc Việt Nam, có lẽ là tiểu đoàn trưởng căn cứ vào loại chỉ thị và thẩm quyền của giọng nói. Phước cố gắng phát hiện kiểu cách ra lệnh của phe địch. Những gì nghe được làm anh ta rợn người. Người chỉ huy đang ra lệnh ấy giữ vững vị trí đợi các đơn vị khác tấn công. Trung đoàn hay sư đoàn nữa?

Những người khác cùng ngồi trong lều chỉ huy đều nghe được. Một binh nhất còn trẻ hét vào mặt Phước rằng tất cả bọn họ sắp sửa chết hết. Sau này Phước cho biết là đã phải "đánh gục anh chàng" tuy cố gắng không gây thương tật cho anh ta. Tình cờ Phước đồng ý với kết luận của người lính trẻ ấy. Anh ta cầm tổ hợp của điện đài ấn nut nói mấy làn. Người sĩ quan Bắc Việt Nam cảnh giác đòi biết cho được ai đang trên tần số. Phước không trả lời, nhưng cảm thấy trach nhiệm đối với những người như chàng binh nhất. Phước ấn nut tổ hợp lần nữa, hit một hơi dài và đằng hắng hai lần rồi bắt đầu nói:

"Đây là đại uý Trần bá Phước, tiểu đoàn trưởng quân đội VNCH. Các ông đang tấn công vị trí của tôi. Tôi muốn đầu hàng"

Im lặng trong chốc lát, Phước nhắc lại lời nói và buông tay khỏi nut "nói" để người sĩ quan Bắc Việt Nam có cơ hội trả lời. Trận đánh tiếp tục. Phước định nói lần nữa, nhưng thấy một giọng khác xuất hiện trên điện đài, hình như sĩ quan cao cấp hơn.

"Đây là ông Ba (bí danh của người chỉ huy cộng sản thương dùng) của Quân đội giải phóng nhân dân". Người ấy nói: Ông Ba thông báo không đứng ra nnhậ sự đầu hàng của Phước mà thuộc quyền sĩ quan cao cấp hơn. Ông ta yêu cầu trả lời. Phước trả lời xin đợi vài phút. Ông Ba cho biêt sẽ đợi vài ngày nếu cần, nhưng trong luc ấy cuộc tấn công sẽ tiếp tục.

Phước lên điện đài nói chuyện với các đại đội trưởng của mình, phác hoạ tình huống và đề cập điều kiện đầu hàng Cộng Sản. Trong vong 5 phút, ba trung uý đồng ý với Phước. Một đại đội trưởng là thiếu uý khác quan điểm với các đại đội trưởng kia. Phước van nài anh ta bằng cách vạch ra rằng đường rut lui đã bị cắt rồi. Bắc Việt Nam đang thêm quân tới. Tiểu đoàn sẽ bị tràn ngập. Hai giờ nữa mới sáng, mới có sự yểm hộ của không quân. Người thiếu uý vẫn không đồng ý...

Thình lình điện đài của người sĩ quan trẻ im bặt. Phước sắp thử tần số khác thì lại nghe một trung sĩ ôn tồn thông báo cho biết tai nạn đã xảy ra ở sở chỉ huy đại đội. Thiếu uý đã bất lực. Thực ra người ấy đã bất động vĩnh viễn rồi. Trung sĩ này đang chỉ huy đại đội. Họ chấp nhận đề nghị của Phước: Đầu hàng!

"TTXVN - (Hà Nội) 27-3.

Theo tin của TTXGP, ngày 26-3, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 1 thuộc sư đoàn 1 - Quân đội SG ở tỉnh Thừa Thiên đã bỏ sang phía cách mạng đem thoe mọi vũ khí..."

Cho dù đầu hàng hay đổi bên thì đây vẫn là cuộc bỏ ngũ tập thể đầu tiên sang phía bên kia của quân đội SG. Vậy thì cuộc đầu hàng tập thể của một trong những tiểu đoàn ưu tú của cái sư đoàn bộ binh ưu tú áy là một bước quan trọng đẩy mạnh quá trình suy sụp tinh thần của quân đội SG. Nó cho thấy sẽ không có cảnh Cộng Sản tắm máu ở miền Nam Việt Nam. Trong vung Huế - Đà nẵng người ta biết rộng rãi tin tiểu đoàn của Phươc không bị trả thù, được đối sử quá tốt, thậm chí không giống tù binh tí nào vì đã được mang ra khỏi tinh Quảng Trị và ngủ trong các nhà bỏ lại của dân.

Bộ đội Bắc Việt Nam & Việt Cộng giờ đây kiểm soát hoàn toàn 10 trong số 44 tỉnh của Nam Việt Nam: Thừa Thiên tỉnh bao quanh Huế đã ở trong tay họ dù Huế chưa sụp đổ. Đà nẵng đang ỏ trong nguy cơ nghiêm trọng. Điều quan trọng xét vè mặt chiến lược là việc họ chiếm Quảng Ngãi đã cắt Nam Việt Nam làm đôi. Ba trong số 12 sư đoàn chiến đấu của Nam Việt Nam hoàn toàn tan nát. Thuỷ quân lục chiến không còn chiến đấu với tư cách sư đoàn nữa Quân biệt động hầu như bị tiêu diệt.

Bắc Việt Nam mất một it người theo cách tính của họ, nhưng tinh thần chiến đầu lên cao. Sự giải phóng hoàn toàn đã nằm trong tay rồi.

Giờ đây, binh nhì Đức của thuỷ quân lục chiến có thể nhìn thấy được Huế. Anh ta đã chạy, rut lui trong hơn 24h & không được ngủ. Đức còn cach Huế chỉ đôi ba dặm. Người sĩ quan chỉ huy có được 1 điện đài. Toàn thể binh sĩ đều nghe được mẹnh lệnh.

Ngô Quang Trưởng từ sở chỉ huy quân đoàn 1 ở Đà nẵng đã ra lệnh tổng phong thủ Huế. Huế sẽ không bị bỏ rơi. Sẽ có 1 trận đánh bảo vệ thành phố ấy. Đây là lệnh từ tổng thống và tư lệnh quân đoàn 1. Trên những tần số khác, thuỷ quân lục chiến nhận lệnh. Ước lượng khoảng 25.000 binh sĩ mang súng của quân đội Sg làm cuộc phòng ngự Huế để đọ sức với khoảng 40.000 bộ đội Cộng Sản. Phòng tuyến đã được vạch ra.

Nhưng SG đã rut lui khỏi Huế!

Không một ai, nhất là Trưởng lại dám thú nhận đã ra lệnh bỏ rơi Huế mà không chiến đấu. Trong lúc Đức đang ngủ thì có dấu hiệu cuộc rut lui đã đến. NGười ta đánh thưc Đức dậy. Anh ta không thể nào tin được dù cuộc di tản đang bắt đầu. Sĩ quan khóc công khai. Binh sĩ thở phào nhẹ nhõm vì rõ ràng họ không phải chết ở Huế.

Bắc Việt Nam tấn công vào trưa hôm ấy, ngày 25-3. Từ phía Tây Nam & Bắc, Cộng Sản đi vào Huế. Ở phía Nam, ngược QL1 xuất hiện Phươc trước đây là đại uý quân đội SG. Bây giờ Phươc là người dẫn đường cho Cộng Sản. Ông Ba nói thẳng với Phươc là một âm mưu đưa tiểu đoàn ông vào bẫy thì sẽ phải đổi bằng sinh mạng của Phươc.

Phươc không lừa dối. Ông ta cầm ống liên hợp của cái điện đài loại PRC-25 do Mỹ chế tạo & gọi đến sở chỉ huy Huế, nói chuyện với người thiếu tá trong nội thành. Thành Huế cách họ có nửa dặm.

Ông ta nói với người thiếu tá trên điện đài rằng ông ta tận măt biêt rõ Huế đang bị bao vây. Vũ khí mà Bắc Việt Nam là đáng sợ. Lực lượng của họ là vô địch... Người thiếu tá trong thành nội đồng ý giao thành luc 9h sáng. Một giờ sau, 10h sáng, một trợ lý của ông Ba nhận khẩu M.16 tượng trưng mà người thiếu tá trao cho ở cổng thành nội. Ông Ba không đich thân nhận súng mà đang tổ chức kéo một lá cờ Việt Cộng khổng lồ trên cột cờ thành nội. Lá cờ này lớn hơn cả lá cờ 3 sọc của SG. Nó đã được may ở một âp thuộc Quảng Trị, coi như công trình của cả xã một tháng trước đó. Kich thươc thực sự chưa rõ, nhưng những người tận mắt nhìn thấy nói khoảng 8m x 5m. Có lẽ còn lớn hơn thế.

 

Chương 5: Phút mở màn của giai đoạn cuối - Mất Đà Nẵng

Việc mất Huế là thảm hoạ có một không hai cho chính quyền SG trong cuộc chiến. Từ ngày ông Ba kéo là cờ Việt Cộng lên trên thành nội, Nam Việt Nam đã đến ngày tận số. Mọi người Nam Việt Nam đều biết Huế, SG có thể là thủ đô, Đà nẵng có thể là một thành phố quan trọng hơn về mặt thương mại, nhưng nhiều người chống cộng và dân chung thân chính quyền rât sững sờ trươc việc mất Huế. Với tính cách giành một thắng lợi nhanh gọn, Bắc Việt Nam đã làm rất tôt trong việc chiếm Huế. Nhưng việc chiếm Huế mà không phải giao tranh là thắng lợi quan trọng nhất trong cuộc chiến. Cái sự kiện quân đội SG được lệnh rut khỏi thành phố làm mọi người sửng sốt gấp đôi.

Thiệu không để dấu hiệu yếu kém nào lộ ra bề ngoài tuy nhiên bên trong các hội đồng cơ cấu quyền lực SG, khó khăn bộc lộ lan tràn. Quân đội vốn là nền tảng của chế độ lại đang tan rã... bỏ rơi từng mảng đất rộng lớn & các thành phố mà không chiến đấu.

Thiệu chẳng ngu gì vì có quyền lực, và khư khư muốn giữ lấy nó, tin rằng chỉ mình mình là có thể cứu Nam Việt Nam khỏi tai hoạ bàn tay đám ngoại bang muốn thấy nó đổ sụp. Thiệu kể luôn người Mỹ vào đám ngoại bang này. Chính trong lúc ấy, tịa Đà nẵng, sự hỗn loạn đang lớn dần & trở nên tồi tệ. Thành phố này là điểm tập trung cho 1 triệu hoặc 1,5 triệu người di tản. Ngày Huế sụp đỏ, 14 hoả tiễn đã rơi trúng căn cứ không quân Đà nẵng. Sự hoảng loạn tự nó lớn lên ở Đà nẵng và chẳng ai có thể làm gì đối với nó.

Ngô Quang Trưởng vẫn còn làm việc vào ngày sau hôm Huế sụp đổ, nhưng hoạt động của Trưởng đã trở nên mơ hồ. Trưởng muốn đám sống sot của sư đoàn bộ binh 1 đi về phía Tây & Tây Nam. Đám biệt động quân ở phái Nam thay lính dù đã bị Thiệ rut về SG. Vùng phía Nam là mắt xich yếu nhât. Nhưng đám quân còn lại từ Huế đổ bộ lên Đà nẵng thì thật thảm thương. Binh sĩ ném bỏ trang bị. Sư đoàn 1 bộ binh không còn là lực lượng quân sự nữa. Đây là đám người cuồng dại. Dân chúng há hốc mồm nhìn đám người đó, lòng cay đắng vì trước đây nó là lực lượng thiện chiến nhất của quân đội SG.

Rạng sáng ngày 28-3, bộ chỉ huy của Cộng Sản ở Đà nẵng đã ban hành mệnh lệnh. Lệnh đó được chuyển nhanh chong xuống các đơn vị thâp nhât, không cần giữ bí mật nữa. Nó được đài phát thanh Cộng Sản loan đi như tài liệu tuyên truyền:

"... Nhân dân Đà nẵng hãy nổi đạy cùng với các lực lượng vũ trang giải phóng nắm lấy quyền quyết định vận mệnh của mình. Bọ địch đã bị bao vây & đang bị tấn công. Chúng đang tìm cách tháo chạy. Thời cơ giải phóng tỉnh Quảng Đà và TP Đà nẵng đã đến..."

Mệnh lệnh thật giản đơn và rõ ràng. Bắc Việt Nam đã cảm thấy việc tấn công Đà nẵng gần kề đến nỗi bỏ qua cả bí mật trong mệnh lệnh tấn công. Họ cảm thấy phổ biến lệnh ấy thuc đẩy sự đầu hàng của Đà nẵng... Vào trưa ngày 28-3, một buổi trưa thứ sáu ở các nơi khác trên thế giới với ngày nghỉ cuối tuần đang đến và chẳng còn chuyện gì khác thì Đà nẵng lại đang ở cơn co quắp cuối cùng của sự kinh hoàng.

Binh sĩ từ Huế đến đang nổi loạn. Nhưng sĩ quan nào kiểm soát nổi đám lính sống sót từ Quảng Ngãi - Tam kỳ ra, cũng như từ Quảng Trị về. Họ đang biến thành các đám đông cuồng dại. Tiếng súng nổ như pháo Tết. Giết người và hãm hiếp trở thành chuyện bình thường. Cướp bóc ngự trị ngay ngày hôm ấy.

Trong cái mệnh lệnh cuối cùng được xem là còn bình tĩnh, Trưởng ra lệnh cho các xe tăng của quân đội Nam Việt Nam xuống đường tái lập trật tự và giới nghiêm 24/24 giờ. Nó chẳng làm được chuyện gì vì đa số lính trên các xe tăng gia nhập đám người vơ vết. Lính khac thì sợ chăngnr ai chống lại vì không ai muốn chết trong cái ngày có vẻ là cuối cùng của cuộc chiến. Họ càng chẳng muốn chết trong chiến trận với đồng ngũ cùng mang thứ quân phục với mình.

Quá trư 28-3, tình hình quân sự xung quanh Đà nẵng thật đen tối. Hội An, cách Đà nẵng 15 dặm về phía Nam đã bị bỏ rơi, tạo thuận lợi cho Cộng Sản thọc vào Đà nẵng.

9h tối, hoả tiễn bắt đầu rơi xuống Đà nẵng. Các tuyến phòng thủ phía Nam và phía Tây sụp đổ. Ngô Quang Trưởng, người anh hùng, người lính chiên, người đào hố tử thủ, đã rút ra ngoài tìm đến một chiếc tầu gần bờ. Trưởng đã một mực sử dụng giả thuyết cho răng trong thành phố quá nguy hiểm, sẽ bị đám lính lang thang cướp bóc gây nguy hại cho sự chỉ huy, Trưởng cho biêt sẽ chỉ huy trận đánh giành Đà nẵng tù ngoài bờ.

Điều nhanh chóng thấy rõ là Trưởng không biết bơi, it nhất là bơi không giỏi. Sóng nước không lớn, nhưng các ngọ sóng bạc đầu đang ở cách bờ khoảng 100m. Ngọn sóng thứ nhất vật ngã Trưởng, ngọn sóng thứ hai phủ lên người viên tướng này.

Trong tình hình Trưởng ra đi còn khoảng 100.000 lính có mặt trong vùng. Ước đoán có khoảng 80% đang cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể kiếm được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc. Các tướng khác đang hoạch định hai chuyến bay bí mật. Đà nẵng đã được trao tay rồi. Nó chẳng còn nữa, mất hết, đã được trao về cho Việt Cộng & Bắc Việt Nam.

Thành phố Đà nẵng, thành phố lớn thứ nhì ở Nam Việt Nam đã sụp đổ. So với bất kỳ thành phố nào trên toàn bộ đất nước được nó phòng thủ mạnh nhât và được cầm đầu bởi viên tướng được coi là giỏi nhất trong quân đội SG. Các kho của nó chất đầy lương thực đủ dùng trong nhiều tháng, chứa đầy đạn dược và vũ khí đủ dùng trong 60 ngày.

Hai xe vận tải chở đày du kích, quá nửa là phụ nữ đã vào chiếm thành phố. Một lần nữa, Cộng Sản đã chiến thắng gần như không một phát súng. Gần như thế! Cộng Sản lúc đó có 13 tỉnh Nam Việt Nam dưới quyền kiểm soát của họ. Với việc chiếm Đà nẵng, Cộng Sản nắm được đúng 50% lãnh thổ Nam Việt Nam đằng sau phòng tuyến của họ.

Ngày 30-3, một ngày sau khi Đà nẵng sụp đổ, lại là ngày chủ nhật. Chủ nhật nên không có cuộc họp báo của chính quyền SG nhưng Lê Trung HIền vẫn có mặt ở văn phòng. Hiền đang nghĩ cách xem phải nói gì về Đà nẵng trong buổi họp báo xế trưa hôm ấy. Hiền sẽ không nói láo mà chiến thuật của Hiền là thận trọng thế nàođể khỏi ghi công cho kẻ thù trước khi họ xứng đáng nhận nó một cách công khai.

Hôm ấy các nhà báo cũng tránh hỏi Hiền về việc mất cái thành phố lớn thứ nhì đó.

 

Chương 6: Mọi việc vẫn ổn định

Khi bộ đội Cộng Sản vào chiếm thành phố ngày 29-3 thì binh nhì Đức đang ở trên một tầu hải quân Nam Việt Nam ở ngoài khơi Đà nẵng. Có lẽ có khoảng 2.000 lính thuỷ đánh bộ trên tầu, phần lớn phải đứng thôi. Quả thật chẳng còn chỗ nào mà nằm nữa. Mũi tầu đang hướng về phía Cam Ranh. Lúc 2h trưa, một chiếc trực thăng Mỹ lượn sát phía trên con tầu. Trên máy bay có Kenedy, một nhà báo và là bạn của tổng thống Ford vừa sang Nam Việt Nam. Trên tầu, đám bạn của Đức đã dương súng M.16 nhằm chiếc trực thăng mà bắn. Đó là một cách bầy tỏ sự phẫn nộ. Chiếc trực thăng với lá cờ Mỹ đang chế nhạo họ, họ nghĩ như vậy. Những người nào không có súng thì la hét, chửi rủa chiếc trực thăng, vung nắm đấm lên đả đảo nó. Chiếc trực thăng trao mình rồi bay vọt ra xa. Không ai bị thương và máy bay cũng không hề gì, nhưng Kenedy tỏ ra sửng sốt. Chính cái sư đoàn thuỷ quân lục chiến mà Kenedy khen ngợi nhiều lần là cái sư đoàn giỏi nhất nhì trong quân đội SG lại tìm cách giêt người Mỹ. Biến cố ấy cho Kenedy cái nhìn sâu sắc vào tinh thần quân đội SG. Nói tóm tắt, rõ ràng là nó chẳng còn tinh thần nào cả. Kenedy định viết báo cáo riêng cho Ford sau khi từ Nam Việt Nam trở về.

30-3, một ngày sau khi Đà nẵng sụp đổ, tướng P. Weyand tham mưu trưởng lục quân Mỹ là chuyến công du tìm hiểu sự thật ở Nam Việt Nam đã có mặt ở Nha Trang. Weyand đang tận mắt quan sát những gì còn lại của quân khu 2 Nam Việt Nam, vùng miền Trung đất nước. Tư lệnh quân khu là Phú. Chính Phú là kẻ đơn độc đứng trước mặt Thiệu ngày 14-3 khi tay tổng thống này ra lệnh rut khỏi Tây Nguyên.

Phú đang thuyết trình cho Weyand tình hình. Lẽ tất nhiên không có gì để lạc quan. Nha Trang còn yên tĩnh. Theo con mắt của các sĩ quan hành quân thì không có gì hiểm nghèo cả. Weyand nhất trí như thế. Lý do cho sự lạc quan ấy là niềm tin rằng: Cộng Sản, sau khi chiếm được những mảnh đất khổng lồ và trung tâm dân cư, sẽ phải ngừng bước tiến để củng cố thành quả và bổ xung lực lượng.

Những dữ kiện và lập luận mà Weyand thu được là cho ông ta có thể về Washington mà nói: :"Lực lượng Nam Việt Nam không mất tinh thần xét theo bất cứ khía cạnh nào. Quân đội SG sẽ đứng lên chiến đấu"

Còn ở Nha Trang hôm ấy, Weyand nói: “mọi việc đang ổn định”. Các nhà báo ghi lia lịa. “Tôi phấn khởi trước những gì nhìn thấy được do quân đội Việt Nam Cộng hoà đang làm. Họ đang hành động giỏi”. Weyand nói quân đội Sài Gòn đã quyết định phòng thủ “phần sinh tử” của Nam Việt Nam, và “phần sinh tử” ấy bao gồm Nha Trang và vùng đất phía Nam của nó. Phú đã tuyên bố sẽ phòng thủ luôn cả Quy Nhơn và tỉnh phía Bắc Nha Trang.

Weyand, Phú và các chuyên gia của họ đều xem những gì xảy ra trước đây đều là chân lý vĩnh cửu. Những đơn vị bộ đội Cộng Sản chưa bao giờ có thể di chuyển nhanh. Phương án chiến đấu của họ có phạm vi hạn chế và chẳng còn chỗ cho cấp chỉ huy chiến trường quyết định. Vào thời điểm Nha Trang, các các sĩ quan tình báo Sài Gòn vẫn cho rằng chiến thuật Cộng Sản vẫn như cũ. Họ đã thu được thành quả cơ bản ở Tây Nguyên, quân khu 1 thì Bắc Việt Nam hẳn phải dừng lại củng cố. Các đường tiếp tế phải đuổi bắt kịp xe tăng và bộ binh. Đấy là cách mà mấy năm qua họ đã từng chiến đấu. Chẳng ai nghĩ hoặc nghĩ quá ít đến việc Bắc Việt Nam đã cải tiến phương phác tác chiến và trên thực tế đã giao thêm quyền quyết định cho các tư lệnh chiến trường. Các tuyến tiếp tế đang đi theo quân Bắc Việt Nam chứ không còn nằm cố định sau phòng tuyến nữa.

Một điểm khác chẳng mấy ai nghi ngờ là Weyand cũng như Phú và chính quyền Sài Gòn đánh giá không đúng sự đổ vỡ tinh thần của dân chúng chống + và binh lính Sài Gòn. Họ cảm thấy bị phản bội. Không những bởi Mỹ không còn viện trợ mà bởi cả tổng thống của họ là Thiệu. Trong lúc ấy họ lại coi Bắc Việt Nam thuộc hạng siêu nhân. Thế là thấy được “Việt Nam Cộng hoà” tận số rồi. Weyand và các nhà lãnh đạo Mỹ vì lý do nào đó mà đui mù trước thực tế này, thái độ đó sẽ gây biết bao thống khổ trong 31 ngày kế tiếp.

Thống khổ đầu tiên thấy được là tấn thảm kịch Nha Trang sụp đổ ngày 1-4, không có lấy một cuộc giao tranh, sụp đổ trong sự hoảng loạn. Hoảng loạn bắt đầu từ việc mất Quy Nhơn. Tên tỉnh trưởng và tư lệnh sư đoàn 22 đã bỏ rơi tỉnh lỵ Bình Định quá nhanh chóng. Phần nửa cái sư đoàn 10 nghìn người ấy với trang bị đầy đủ để đánh nhau lại bỏ chạy lên tàu thuyền. Bộ đội Bắc Việt Nam, ước lượng chỉ độ cấp trung đoàn đã xung phong vào Dục Mỹ. Việc Dục Mỹ bị bỏ rơi không có ai chống cự đã vọng về Nha Trang. Sở chỉ huy của Phú đã gói ghém hành trang, rõ ràng là nó lại sắp di chuyển. Sự hoảng loạn từ đó mà lớn lên không ai ngăn được.

Binh nhì Đức và đám thuỷ quân lục chiến đến vịnh Cam Ranh ngày 1-4. Bọn quân cảnh, bình thường dữ tợn, nhưng lúc này thấy hãy nên tránh xa bọn thuỷ quân lục chiến. Bọn này lên bờ, bắt đầu chất người lên xe tải, xe jeep, xe du lịch, chĩa súng vào người lái yêu cầu chở đi Nha Trang. Những người lái hiểu ngay vì không muốn bánh xe bị bẹp gí bởi đạn M.16. Vừa ra khỏi vịnh Cam Ranh, đám thuỷ quân lục chiến nhanh chóng biết được Nha Trang giờ đây hoặc chẳng bao lâu nữa sẽ nằm trong tay Cộng Sản.

Gần một nửa đám lính này lại gí súng vào lái xe yêu cầu đưa họ quay lại vịnh Cam Ranh. Họ lại lên những chiếc tàu đã chở họ từ Huế đi Đà Nẵng, từ Đà Nẵng đi Cam Ranh và bây giờ từ Cam Ranh xuôi tiếp về phía Nam. Đức không có mặt trong tốp đó. Đức và hàng nghìn người khác cứ ngồi trên xe chạy dọc quốc lộ 1. Mục tiêu là đến Sài Gòn. Hàng nghìn người khác bỏ chạy về phía Nam, trong đó có cả Phú và sở chỉ huy quân đoàn 2.

Cũng như Đà Nẵng, việc Nha Trang sụp đổ được xác nhận bằng một cú điện thoại đến chỉ huy quân sự ở Sài Gòn. Từ Nha Trang, tỉnh trưởng Khánh Hoà đã gọi về lúc xế chiều. Ông ta hét vào tai người sĩ quan trả lời điện thoại, làm cho người này sững sờ với câu nói: “Tôi đi đây, tình hình tuyệt vọng rồi”. Rồi ông ra cúp điện thoại.

Giờ đây, cái gọi là quân lực Sài Gòn một triệu người đã bị tiêu diệt đúng phần nửa. Sáu sư đoàn rưỡi được gọi một cách văn vẻ là “mất hiệu lực tác chiến”. Chẳng sư đoàn nào sẽ chiến đấu trở lại. Những gì còn lại: chỉ có nửa sư đoàn dù và sư đoàn 18 được xem là còn đôi chút giá trị. Các sư đoàn 5 và 25 đã mất hiệu lực vì tư lệnh của chúng nằm tù do tham nhũng và bán vật liệu cho Việt Cộng. Ba sư đoàn khác nằm trong vùng châu thổ, năng lực đáng nghi ngờ và không thể chuyển về Sài Gòn được.

Hai tỉnh khác cùng Nha Trang rơi vào tay Cộng Sản là Quy Nhơn và Tuy Hoà. Thế là 15 trong số 23 tỉnh phía Bắc Sài Gòn vĩnh viễn nằm trong tay Bắc Việt Nam và Việt Cộng. Riêng tại Đà Nẵng, 100 nghìn lính Sài Gòn bị bắt. Tổng số lực lượng bị mất ước chừng 300 nghìn người, chưa kể số binh sĩ chẳng bị bắt, bị thương mà chỉ hoàn toàn vô tổ chức. Ba trong bốn thành phố lớn nhất ở Nam Việt Nam đã nằm trong tay Cộng Sản. Khoảng 2 triệu dân di tản về phía phòng tuyến Sài Gòn. Họ là những người làm nghẽn đường đi, ngốn thức ăn, làm mất thì giờ và đòi chiếm đủ mọi thứ phương tiện khác.

Chính trong ngày này, cột trụ của Thiệu là Trần Thiện Khiêm thông báo ý định từ chức. Khiêm nói thẳng với Thiệu rằng Thiệu đã mất hết tín nhiệm không những đối với các nhà chính trị mà còn cả với quân đội nữa. Khiêm là một trong hai tướng 4 sao ở Sài Gòn (tay kia là Cao Văn Viên) là lý do chính giữ Thiệu tại vị. Chừng nào Khiêm còn ủng hộ Thiệu thì đa số các tướng khác cũng vậy. Thiệu đang cố tìm cách né tránh những lời đả đảo đã huỷ bỏ luôn buổi họp chia tay với tướng Weyand lúc 5 giờ chiều ngày 1-4. Thiệu hẹn gặp lại Weyand, Martin và tướng Viên vào sáng ngày 2-4. Weyand đang nóng nảy muốn cuốn gói về sớm để báo cáo với tổng thống Mỹ. Nhưng Thiệu lại huỷ bỏ buổi hẹn ấy lần nữa. Đang bù đầu với những khó khăn chính trị, Thiệu chưa sẵn sàng gặp những người Mỹ này. Rốt cuộc, chiều ngày 2-4, lúc 17 giờ Thiệu mới chịu tiếp họ. Tay tổng thống đã bị tác động nên khinh miệt gay gắt với Martin và Weyand, Thiệu rút ra một lá thư của cựu Tổng thống Nixon hứa can thiệp bằng quân lực Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam nếu Cộng Sản vi phạm hiệp định. Thiệu mắng nhiếc chính quyền Mỹ, nói thẳng vào mặt Weyand là về phần mình, con người Thiệu đã bị Kissinger viết chung một hoá đơn bán đứt cùng với Hiệp định Paris rồi. Cuộc gặp gỡ cù cưa, cù nhầy cho đến lúc nó chấm dứt.

Trong lúc những chuyện đại loại như vậy đang diễn ra ở Việt Nam thì ở Washington, Nhà Trắng nhận được báo cáo: Mọi việc vẫn ổn định và có chiều hướng tốt.

 

Chương 7 : Tuyến phòng thủ và trẻ em

Trận đánh chiếm Sài Gòn đã bắt đầu từ cái ngày sau thảm họa Nha Trang, mặc dù lúc ấy ít ai nhận ra điều đó. Đúng 4 tuần sau, nó kết thúc thảm họa di tản sứ quán Mỹ vài giờ.

Với những ai ở Việt Nam 4 tuần ấy, các sự kiện như nhoè đi. Những giờ phút thật dài, trí nhớ không hoàn toàn đáng tin cậy nữa. Muốn viết phải sắp xếp lại dữ kiện, không thể dựa vào trí nhớ riêng của mình. Phải dựa vào cả những ghi chú, điện văn có liên quan. Sự kiền dồn dập như phim quay nhanh. Với người Nam Việt Nam, nó còn là thảm kịch, sợ hãi, tuyệt vọng. Tháng 4 ở Sài Gòn là toàn bộ cuộc chiến tranh 30 năm thu nhỏ lại.

Trẻ con Việt Nam được thế giới nhìn như đám cô nhi lăn lóc trở thành chất xúc tác cho cái bệnh di tản sau khi Nha Trang sụp đổ. Những người quản lý các viện mồ côi ở Sài Gòn để lộ ý muốn của họ cho đám trẻ con đi. Điều này tức khắc trở thành thời cơ tuyên truyền không chỉ riêng cho những người thực tâm giúp đỡ trẻ em. Những kẻ mỉ mai, ích kỷ đã tìm thấy thời điểm ngon lành. Trong bọn này phải liệt Martin vào đấy. Vào một lúc không được kín đáo, Martin đã nói với một người trong đám thân tín rằng, vấn đề di tản trẻ con là đòn tuyên truyền tuyệt diệu. Viên đại sứ cảm thấy việc làm rùng beng tối đa chương trình di tản trẻ em giúp vào việc lái dư luận quốc hội Mỹ nghiêng về phía Sài Gòn. Mọi âm mưu đã thành công. Chiều ngày 3-4, một chiếc DC.8 đã chở 85 trẻ mồ côi và một số nhà báo chọn lọc từ Nam Việt Nam đi Mỹ. Chiếc C5A đã hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất sáng sớm ngày 4-4. Nó quá lớn đến nỗi có vẻ chậm chạp trong khi bay. Công nhân bốc xuống hàng chục tấn thiết bị quân sự cho cái quân đội khốn khổ. Người ta sắp đặt cho nó cất cánh trưa hôm ấy với chuyến hàng chính thức là trẻ mồ côi và những người Mỹ, danh nghĩa là đi theo chăm sóc trẻ. Các nhà báo được ân cần mời ra Tân Sơn Nhất để chụp hình và phỏng vấn đám trẻ lên phi cơ. Chiếc C5A thuộc loại máy bay khổng lồ trên trời. Một số ít may mắn kiếm được ghế ngồi còn tuyệt đại đa số khoảng gần 400 trẻ em phải chui xuống dưới các dây chằng hàng. Cuối cùng cái cửa sổ khổng lồ cũng được đóng lại. Nó được đài không lưu báo là trống chỗ để di chuyển ra đầu đường băng. Phanh nhả ra. 4 động cơ phản lực khổng lồ rít lên. Chiếc máy bay lấy đà rồi cất cánh.

4 giờ 45 phút chiều hôm đó, máy bay ra đến biển Đông ở độ cao 4 dặm. Nó tiếp tục nâng độ cao lên 8 dặm mới ổn định đường bay. Lúc bấy giờ, trong máy bay hành khách còn bị chằng dây an toàn. Phần đông người lớn nắm tay nhau thành trò vui. Một số người cất tiếng hát. Bỗng nhiên, cánh cửa máy bay văng mất, sức hút của gió cuốn đi những vật gì không được cột chặt trong máy bay, kể cả mấy đứa trẻ sơ sinh. Chiếc máy bay cố tìm cách quay lại Tân Sơn Nhất. 20 phút sau, phi công không sao giữ được máy bay ổn định nên quyết định hạ cánh khẩn cấp. Chiếc phản lực khổng lồ chạm xuống một cái gò trên ruộng lúa, lướt qua con rạch rồi sựng lại trong đám ruộng kề đó, cách Tân Sơn Nhất không đầy 2 dặm. Lửa bùng cháy và khói làm cho số lớn người trên máy bay bị thiệt mạng.

Martin nhận cú điện thoại báo tin tai nạn máy bay rơi. “Chiếc C5A đã rơi”-một viên chức Hoa Kỳ nói với Martin bằng điện thoại siêu tần số của toà đại sứ. “Vâng”, Martin trả lời. “Có người sống sót”, viên chức ấy nói tiếp. “Vâng, cảm ơn anh”. Martin đáp rồi cúp điện thoại.

19 giờ sau, một máy bay phản lực B.747 chở 400 trẻ em khác ra khỏi Việt Nam. Cuộc di tản những người Mỹ vẫn không được sứ quán Hoa Kỳ giúp đỡ. Martin sẵn sàng giúp trẻ con bởi vì đám cô nhi ấy “giúp” ông ta. Còn với đồng bào của viên đại sứ, Martin vẫn giữ vững lập trường là pháp luật phải được tôn trọng.

Quân đội Sài Gòn đã bỏ thêm Đà Lạt vào ngày 3-4. Ở Sài Gòn người ta tự hỏi khi nào phòng tuyến được giữ vững? Khi Đà Lạt được trao cho Cộng Sản thì Khiêm đọc diễn văn cuối cùng trên đài phát thanh quân đội Sài Gòn. Thực tế Khiêm vẫn là quân nhân nhưng đã lột sao để nắm vai trò dân sự là thủ tướng. Với giọng đều đều, Khiêm đã đọc bài diễn văn chiến đấu trong giờ ngủ trưa, không chắc có đến 10% người nghe, van nài đồng bào đừng rút lui, công bố ý định từ chức để phản đối Thiệu.

Ngày 4-4 ấy là ngày bận rộn đối với Thiệu. Chấp nhận cho Khiêm từ chức, mở cuộc bắt bớ thứ hai các đối thủ chính trị, gặp Weyand trước khi viên tướng này về báo cáo với Ford. Weyand cho Thiệu biết rằng viện trợ cho Nam Việt Nam sẽ gặp khó khăn nếu rút lui nữa. Mỹ đã quyết định lập phòng tuyến Phan Rang-Tây Ninh, nhưng Nha Trang sụp đổ làm Weyand xúc động vì ở đó ông ta đã nói với các nhà báo rằng, Sài Gòn sẽ chiến đấu. Weyand đã nói thẳng với tay tổng thống Nam Việt Nam rằng những cuộc rút lui quy mô lớn làm mất phiếu quốc hội ủng hộ Sài Gòn. Lực lượng của Thiệu ít nhất cũng phải một lần chiến đấu, thắng được một trận càng tốt.

Thiệu hứa một trận đánh như vậy sẽ diễn ra. Sau đó, Thiệu triệu tập các cố vấn quân sự và quyết định Phan Rang là địa điểm. Thiệu moi móc trong chốc lát rồi quyết định trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi sẽ cầm đầu cuộc chống giữ ấy.

Viên tướng ba sao này chẳng có thành tích chiến trường nào đáng nói. Nghi đã làm tư lệnh quân khu 4 nhưng tham nhũng công khai, đến nỗi người Mỹ cũng thấy ngượng và đã buộc Thiệu phải cách chức Nghi năm 1974. Nghi không có tài nhưng có lòng trung thành đặc biệt với Thiệu, điều có thể sử dụng vào năm1975 này. Lần này, Thiệu giao cho Nghi quyền chỉ huy Phan Rang và Phan Thiết cách Sài Gòn 165 dặm về phía Đông Bắc. Về nguyên tắc, Nghi phải báo cáo về sở chỉ huy quân đoàn 3 ở Biên Hoà.

Tối ngày 4-4, Thiệu lên đài truyền hình, khiến người ta phải nhức mắt. Thiệu chửi Mỹ đã cắt viện trợ và kết luận: làm sao người ta có thể tin ở Mỹ được. Thiệu chửi báo chí, doạ trừng trị các hãng thông tấn ngoại quốc bóp méo sự thật. Thiệu sôi nổi hỏi tội các cấp chỉ huy không chịu cố thủ. Với kế hoạch bỏ rơi Tây Nguyên, Thiệu coi đó là”chiến dịch quân sự xuất sắc bị quân đội thực hiện tồi”, Huế mất vì “phải chọi với lực lượng cộng sản ưu thế hơn”. Đà Nẵng sụp đổ vì “không có thì giờ dựng lên một vành đai phòng thủ trong tình hình hoảng loạn”. Thiệu xác định mình vẫn sẽ là tổng thống và quân đội sẽ chiến đấu từ Phan Rang. Kết thúc bài diễn văn gay gắt, Thiệu ra lệnh tống giam ba tướng: Phạm Văn Phú vì đã cãi vã với Thiệu về chuyện bỏ Tây Nguyên, Phạm Quốc Thuần vì không phòng thủ Nha Trang, Dư Quốc Đống để mất Phước Long. Còn viên tướng thứ tư mà Thiệu muốn bỏ tù thì lại đang nằm giường bệnh vì bị giày vò và xấu hổ, đó là Ngô Quang Trưởng. Trưởng chằng giữ nổi thành phố nào ở khu vực phía Bắc, nằm bệnh viện và đang tuyệt thực. Nhưng Trưởng không điên. Đến ngày tận số của Nam Việt Nam thì Trưởng là người đầu tiên leo lên trực thăng Hoa Kỳ.

Binh nhì Đức của thuỷ quân lục chiến ngồi xe xuôi theo quốc lộ 1, rời Cam Ranh ngày 1-1. Anh ta dừng chân ở quận lỵ Du Long cùng bạn bè “mua” thức ăn bằng súng, thuê gái đĩ bằng dao găm nhởn nhơ vài ngày. Đến ngày 6-4, khi bốn lính thuỷ quân lục chiến, trong đó có Đức-cười sằng sặc bẻ khóa vồ một xe Jeep và đi thẳng tiếp về Sài Gòn thì đã tươi tỉnh lại. Ra khỏi thị trấn 15 dặm, cả bọn đụng đầu với quân cảnh và bị xung vào quân đội một lần nữa. Đám quân cảnh ấy đang làm việc cho Vĩnh Nghi. Bất cứ ai có vẻ có khả năng chiến đấu đều bị xung vào hoặc ép trở lại quân đội Sài Gòn để phòng thủ Phan Rang.

Một trong các lý do chọn Phan Rang làm phòng tuyến vì đó là quê Thiệu. Nhiều người cho đấy là lý do độc nhất. Tay tổng thống này sinh ra ở bên ngoài Phan Rang, gần Ninh Chữ và sát bờ biển. Mẹ Thiệu sống ở đó đến đầu thập kỷ 70. Tổng thống hay về thăm quê, thường xuyên hơn mọi vùng khác của đất nước. Thiệu theo đạo Thiên chúa là do chiều ý vợ. Lúc nhỏ, Thiệu theo đạo Phật nên vẫn về Ninh Chữ đều đặn để thăm mồ mả tổ tiền.

Nghi chẳng phải là con người khờ dại về chính trị nên đã vạch kế hoạch phòng thủ Phan Rang bao gồm cả Ninh Chữ, cách Phan Rang 5 dặm về phía Bắc, hơi chếch về hướng Đông. Ninh Chữ không phải là nơi hoàn toàn có thể phòng thủ được. Vài chuyên gia cũng thắc mắc nhưng Nghi giải thích rằng, nó có thể kiếm soát được đường rút lui, hoặc mất Ninh Chữ thì tỉnh lỵ sẽ nằm trực tiếp dưới hoả lực Cộng Sản.

Đức và 3 người bạn thuỷ quân lục chiến đến Ninh Chữ. Có mặt ở đây gồm quân biệt động, lính bộ binh, nghĩa quân và cả mấy lính không quân. Một số trong đám lính này thậm chí chẳng hề biết viên đạn nằm ở đầu nào của cây súng. Nét chung nhất của lực lượng phòng thủ Ninh Chữ là hầu hết số lính bỏ chạy khỏi chiến trường nơi khác trong 3 tuần lễ qua. Ninh Chữ trở thành một làng chết được bảo vệ bởi đám lính thích bỏ chạy. Ít ai tin rằng họ sẽ thôi không chạy nữa.

Trung tá Bảo xuất hiện vào chiều ngày 7-4 để lãnh trách nhiệm phòng thủ Ninh Chữ. Ông ta báo cáo trực tiếp về tướng Nghi. Theo lời ông ta nói với lính rằng ông ta có ý định giữ vững Ninh Chữ cho viên tướng cũng như cho tổng thống. Bảo là con người nổi bật. Cầm đầu đám lính có một không hai với bộ đồ trận mới toanh và giầy bóng loáng. Ông ra không cho biết mình từ đâu đến, tuy nhiên Đức và đám bạn thân đoán được rằng ông ta từ bộ chỉ huy Sài Gòn ra và được Nghi đích thân lựa chọn.

Khó xác định được đúng ngày trận đánh Phan Rang khởi sự. Thành phố bị pháo kích và dân chúng bỏ đi từ trước khi Nghi nắm quyền chỉ huy phòng thủ. Cuộc tấn công lớn bằng bộ binh xảy ra lần đầu tiên ngày 7-4. Nhưng những biến cố khác làm mờ cuộc phòng thủ Phan Rang. Đó là cuộc ném bom dinh Tổng thống Thiệu ngày 8-4, một điểm ngoặt dẫn đến cuộc di tản người Mỹ.

 

Chương 8 : Cái hố tử thủ

Trận đánh Sài Gòn đã bắt đầu, nhưng dân chúng chỉ phát hiện được vào ngày 9-4, một ngày sau cuộc ném bom dinh Thiệu. Ngày 7-4, trận đánh Phan Rang bắt đầu nóng bỏng. Đức không nhìn thấy nhưng nghe được tiếng pháo kích nặng nề trong tỉnh lỵ và căn cứ không quân cạnh đó. Ở Sài Gòn, Thiệu ra lệnh tống giam tư lệnh không quân Tân Sơn Nhất. Tướng 2 sao Nguyễn Văn Hiếu, phó tư lệnh quân khu 3 tự tử sau khi cãi nhau với tướng 3 sao Nguyễn Văn Toàn về chuyện phòng thủ thủ đô. Trận đánh lớn nhất là ở tỉnh Long Khánh, cách Sài Gòn 38 dặm về hướng Đông Bắc. Toàn bộ một sư đoàn Cộng Sản tràn đến Xuân Lộc. Một cái hố tử thủ đã được đào vào thời điểm ấy.

Phòng thủ Xuân Lộc là lính sư đoàn 18, sư đoàn tệ nhất trong quân đội Sài Gòn. Khi mới được thành lập, nó mang danh sư đoàn 10 và đi đến chỗ màng biệt hiệu “năm-bơ ten” (number ten), một tiếng Anh mà người Việt Nam nói bóng để chỉ “đồ tồi tệ nhất”. Do sự nhục mạ của dân chúng ngày càng nhiều đối với sư đoàn “năm-bơ ten”, nó được đổi thành sư đoàn 18. Giữa thập kỷ 60, nó là sư đoàn quá tệ, tới mức không gây đe dọa gì cho đám tướng lĩnh vốn sợ đảo chính nên nó được đóng tròng vùng Sài Gòn.

Hai nghìn quả đạn pháo mở đầu cho trận đánh Xuân Lộc. Trận đánh kéo dài một ngày rưỡi. Xuân Lộc chưa chịu gục, nhưng các tư lệnh Bắc Việt Nam còn những lá bài khác trong tay. Hoa Kỳ đang viện trợ khẩn cấp cho Nam Việt Nam. Viện trợ ấy được trả bằng tiền trong các khoản lưu trữ từ 2 năm trước chưa dùng đến. Quốc hội Mỹ chưa chịu chi thêm viện trợ nhưng tiền trong két sắt lúc ấy vẫn còn quá đủ để giữ cho việc tuồn trang bị và đạn dược đến tay quân đội Sài Gòn trong nhiều tháng liên tục.

Khi trận Xuân Lộc bùng nổ, một chiếc C5A hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất lúc sương mù vừa tan, mang đến 27 tấn mũ sắt và áo giáp chống đạn. Máy bay đỗ, đài Sài Gòn báo cho công chúng Việt Nam biết là ở phía bên kia địa cầu, Tổng thống Ford kêu gọi trong đêm rằng, quốc hội Mỹ nên cho Sài Gòn 722 triệu đôla viện trợ quân sự và 250 triệu đôla viện trợ kinh tế.

Thật ra, quân đội Sài Gòn chẳng cần tiền mà cần thay lãnh đạo. Một quyết định ngờ nghệch do tay tổng thống đưa ra ngày 11-4 là tung một lữ đoàn dù nữa vào Xuân Lộc để mong giành lấy chiến thắng, dù tượng trưng, mà Sài Gòn đang hết sức cần thiết. Lữ đoàn được chở bằng xe đến Long Bình. Ở đấy, lính dù được chất lên các trực thăng khổng lồ loại Si-núc. Mục tiêu cuối cùng là Xuân Lộc, nhưng hoả lực mãnh liệt của Cộng Sản trong thành phố khiến không thể nào chở quân bằng máy bay vào tỉnh lỵ được. Vì thế phải chọn một bãi đáp trong đồn điền cao su do Pháp quản lý, cách Xuân Lộc 5 dặm về hướng Đông. Đại đội đi đầu được thả xuống. Binh lính dàn trận. Chẳng có lấy một phát súng nổ. Trực thăng bay đi bay lại giữa đồn điền và Long Bình mang thêm lính dù đến. Các sĩ quan ở Sài Gòn và ở chiến trường khen nhau rối rít về cuộc hành quân bất ngờ này.

Trước lúc hoàng hôn, sư đoàn Bắc Việt Nam bao quanh đồn điền cao su bắt đầu mở trận tấn công. Đám lính dù quả thật chẳng hề có cơ hội chiến đấu nào nữa. Liều thuốc an thần cho Xuân Lộc thế là tan nát. Bị hoàn toàn bất ngờ, bị áp đảo ở tỷ lệ 3 đánh 1, đám lính dù đã bại trận ngay lúc đánh bắt đầu. Đó là trận đánh úp lớn nhất trong cuộc chiến được thực hiện hoàn hảo của một sư đoàn Bắc Việt Nam. Con số tử thương không lớn nhưng số lính dù tan tác tứ phương. Lữ đoàn bị xoá tên, không còn là lực lượng tác chiến nữa.

Điều quan trọng sau trận đánh úp là 1 sư đoàn Bắc Việt Nam nữa bước vào tham chiến ở Xuân Lộc. Hai nghìn quả đạn pháo nữa nã vào tỉnh lỵ. Như vậy không đáng sợ bằng đêm đó, Cộng Sản dùng đặc công chui vào phá một kho đạn nhằm trang bị lại cho 15 tiểu đoàn lính Sài Gòn. Đêm sau, một quả đạn pháo trúng số độc đắc lại rơi trúng trung tâm kho đạn khổng lồ ở Biên Hoà. Kho này cần cho trận đánh Xuân Lộc gồm bom, đạn pháo và đạn súng bộ binh. Thêm đòn nghiêm trọng đánh vào Sài Gòn. Chiếc hố tử thủ đã đào nhưng chẳng có gì để lấp ở đó.

Binh nhì Đức trở lại với cuộc chiến được 4 ngày sau trận đánh Phan Rang mở màn ngày 9-4. Anh ta chẳng thích thú gì, nhưng ở Ninh Chữ ngày 13-4, một lần nữa anh ta cảm thấy cuộc sống của mình có mục đích. Hoả lực của Bắc Việt Nam ở đây rất nặng. Đức có thể nghe được và thấy được rằng nó còn nặng hơn ở Phan Rang nhiều. Có thể nghe thấy giao tranh dữ dội nhất là ở căn cứ không quân, nơi Nghi đóng sở chỉ huy.

Những đợt tấn công bằng bộ binh vào Ninh Chữ chỉ là thăm dò. Chẳng có gì đáng để cố thủ ở trong làng, nhưng Đức và đồng ngũ cũng ở trong tình trạng báo động hoàn toàn suốt 6 đêm liền. Tiếng súng tuy nhiều nhưng thương vong ít. Trung tá Bảo, tay sĩ quan Sài Gòn khi mới đến có dáng dấp oai vệ giờ đây trông cũng như bọn họ, cũng mệt mỏi, dơ bẩn và nhàu nát.

Cộng Sản càng ngày càng đổ thêm quân xuống quốc lộ 1. Ngồi trên xe tăng, xe nhà binh, xe đò và bất cứ xe gì mà họ gom được trên đường, đoàn quân áo xanh Bắc Việt Nam đổ về phía Nam, bỏ hầu hết những vùng mới chiếm được cho bộ đội địa phương. Họ tiến xuống phía Nam thật nhanh theo các con đường, quyết liệt cũng như đường mòn, đường biển. Chỉ trừ những cuộc hành quân trực thăng vận khi Mỹ có mặt, còn chẳng có quân đội nào trong lịch sử Việt Nam lại di chuyển nhanh chóng như lực lượng Bắc Việt Nam lúc bấy giờ.

Vĩnh Nghi ở lại sở chỉ huy Phan Rang cảm thấy tình hình tuyệt vọng. Thậm chí Nghi không biết đích xác mình có bao nhiêu quân, chỉ ước lượng có độ 1 sư đoàn, 7 đến 8 nghìn lính. Đó là tài xế, thư ký, dân vệ mới xung vào quân đội để giữ mạng sống cho mình. Không có chuyện trốn thoát bằng đường bộ. Nhưng lực lượng của Nghi cứ teo dần đồng thời với dân chúng ở Phan Rang. Thông tin liên lạc giữa Nghi và các vị trí bao quanh có vẻ khó.

Trong phiên trực gác, Đức đi cặp với một trong số ít dân vệ. Khi trò chuyện, người ấy đề cập cho Đức biết chuyện mồ mả gia đình Thiệu chỉ cách nơi họ núp trong hố đạn có khoảng 300 mét thôi. Đức nhận xét với vẻ châm biếm là giờ đây anh ta đã hiểu tại sao họ lại bảo vệ Ninh Chữ.

Vòng đai Xuân Lộc được nới rộng nhưng chỉ là lý thuyết sớm mai một. Bởi vì, tại Biên Hoà, cách Sài Gòn có 14 dặm, Cộng Sản đang tiến lên. Đêm 14-4, các pháo thủ đã nhằm trúng kho đạn. Khi phi công trình diện lãnh công vụ vào sáng ngày 15-4 thì một trong hai đường lăn không còn sử dụng được vì đạn pháo đào những lỗ trên đường băng bê tông. Những cuộc yểm hộ cho Xuân Lộc và Phan Rang đều phải ngừng lại. Pháo 130 ly vẫn bắn. Việc phi cơ không cất cánh được thành vấn đề nghiêm trọng. Một nửa số máy bay của không quân Sài Gòn nằm ở tại căn cứ này.

Tại Xuân Lộc, Lê Minh Đảo biết là 3 sư đoàn Bắc Việt Nam (thực tế là 4) đe dọa sư đoàn mình. Đảo ra lệnh cho trung đoàn thứ ba và cũng là trung đoàn sau cùng nhảy vào trận đánh. Bắc Việt Nam tìm cách đẩy lùi trung đoàn này và cố chặn cả lực lượng cứu viện từ Trảng Bom tới. Họ tiếp tục vây hãm Xuân Lộc. Các lực lượng khác được lệnh vòng qua tỉnh lỵ và cứ tiếp tục tiến về Sài Gòn. Lực lượng Cộng Sản tiếp tục thế cóc nhảy, cắt đứt quốc lộ 1 ở phía sau trung đoàn 3 của Đảo. Họ đã ở phía Tây Trảng Bom cách Sài Gòn 21 dặm. Lực lượng địa phương của Cộng Sản trong vùng Sài Gòn nhận lệnh cấp thời. Vấn đề chỉ còn là thủ đô Nam Việt Nam sụp đổ thế nào và vào lúc nào mà thôi.

Ngày 15-4, Phan Rang thất thủ. Lực lượng Bắc Việt Nam bao trùm mọi phía của thành phố. Pháo binh phá nó tan hoang, bộ binh yên chí chờ đợi. Khi bộ binh và xe tăng tiến lên, sức chống cự họ chẳng còn mấy nữa. Thành phố thất thủ và cờ Việt Cộng được kéo lên. Tại sở chỉ huy của Vĩnh Nghi ngày 15-4, tình hình chưa quá tệ. Nghi nghe tin thị xã thất thủ với thái độ bình thản. Lúc ấy Nghi liên lạc với Toàn, tư lệnh quân khu 3. Qua điện đài, Toàn bảo Nghi rằng, Phan Rang phải chiến đấu càng lâu càng tốt để làm chậm bước tiến khổng lồ của Cộng Sản xuống quốc lộ 1. Tin Phan Rang thất thủ làm Toàn sững sờ. Nhưng báo cáo của Nghi về việc còn giữ được căn cứ không quân làm Toàn hứng khởi. Toàn nói với Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên để phái thêm lính sang sắp xếp lại ở Hàm Tân, đặt lính Sài Gòn ngăn cách hai lực lượng Cộng Sản đang tiến công Phan Rang với lực lượng bị chặn lại ở Xuân Lộc. Đây là kế hoạch tuyệt vời nhưng thời điểm thực hiện đã tuyệt vọng rồi.

Chiều tối ngày 15-4, kế hoạch và sự lạc quan này bay ra cửa sổ cùng tiếng nổ giòn của đại bác 130 ly đang dội tập trung vào căn cứ không quân Phan Rang. Từng cứ điểm vành đai bị phá tan tành. Binh lính bị giết hoặc chạy hết. Trinh sát viên hướng dẫn pháo bắn ngày càng gần sở chỉ huy, nơi Nghi đang nằm im dưới đất.

Đến đêm, xe tăng và bộ binh Bắc Việt Nam bắt đầu tiến vào căn cứ. Trong bóng đêm, đốm sáng lập loè bay tứ phía. Làn đạn xanh từ súng Cộng Sản nhiều hơn làn đạn đỏ của vũ khí Sài Gòn do Mỹ chế tạo. Trận chiến dữ dội. Khoảng gần sáng, Vĩnh Nghi báo cho các vị trí nằm ngoài sở chỉ huy Biên Hoà biết sở chỉ huy của mình sẽ mất vào bất cứ lúc nào.

Ở Ninh Chữ, binh nhì Đức xúc động về việc mất tỉnh lỵ hơn tướng Nghi, tuy anh ta và 400 binh sĩ khác chưa chịu đựng hoả lực bắn bao nhiêu. Ninh Chữ trở thành hòn đảo đơn độc. Bây giờ họ lại nghe qua điện đài lời báo của Nghi nói với đám binh sĩ ở Ninh Chữ và quanh Phan Rang hãy thoát đi bằng cách tốt nhất có thể được. Bộ đội Bắc Việt Nam bỏ qua làng ấy. Tàu thuyền sẵn và biển quá gần đến nỗi Đức có thể ngửi mùi nước mặn. Nhưng với Đức, ba lính thuỷ quân lục chiến và một lính biệt động thì lệnh rút lui ấy là một trong quá nhiều lệnh kiểu này. Đã rút hơn nửa chiều dài của Nam Việt Nam rồi! Không có chỗ để đứng lại hay sao?

Tại Ninh Chữ có một máy ủi đất và một trong ba lính thuỷ quân lục chiến biết cách bẻ khóa công tắc. Nó hụ lên thành một vật sống. Một người lính ngồi ghế lái, còn Đức và những người khác ngồi trên nóc, ở phía sau. Trung tá Bảo, viên sĩ quan Sài Gòn ra chịu trách nhiệm phòng thủ Ninh Chữ ra lệnh cho đám binh sĩ rời khỏi máy ủi. Đức và hai người lính bèn chĩa thẳng những khẩu M.16 vào viên sĩ quan để biểu lộ ra mặt sự chống lệnh. Bảo rút lui vào chỗ để máy truyền tin của ông ta.

Chiếc máy ủi chạy thẳng hướng đến khu mồ của gia đình Thiệu. Trong vòng 5 phút, các bia đá bị lưỡi gạt nghiến nát và mặt đất bị xới tung lên. Chẳng còn cách nào để nhận ra những ai đã được chôn ở đấy. Năm binh sĩ bước khỏi máy ủi đất với sự mệt mỏi chán chường và đi ra biển. Bảo cũng báo cáo hành động của họ cho Nghi biết và vặn tắt điện đài rồi cũng đi bộ ra biển. Ba ngày sau, họ đến được Vũng Tàu bằng chiếc thuyền đánh cá. Còn Vĩnh Nghi sa vào tay quân Bắc Việt Nam khi họ đánh căn cứ không quân.

Không có nhận xét nào: