Một bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, từng được nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải phát hiện trong một tấm bản đồ cổ, do chính tác giả Trung Quốc Xa Khâu Từ Diên Húc ở đời Thanh biên soạn.
Tiền phong đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Phúc Giác Hải về câu chuyện nêu trên.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải |
Một lần sau khi đặt chân tới thủ đô London, tôi tìm đến thư viện này, và sau nhiều thủ tục, cuối cùng tôi cũng được cầm tận tay “Việt Nam địa dư đồ”.
- Tấm bản đồ đó đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào, thưa ông?
- “Việt Nam địa dư đồ” được bảo quản cực kỳ cẩn thận, bên ngoài là một hộp giấy bọc vải lụa màu xanh nước biển, bên trong là tấm bản đồ giấy bản được bồi trên lụa.
Tấm bản đồ có kích thước 103 x 62cm. Đối với những tài liệu này, bảo tàng quy định chỉ có thể ngồi đọc trước mặt thủ thư và không được mang máy ảnh hay camera vào. Phải dùng bút chì để ghi chép chứ không được sử dụng các phương tiện khác, vì có thể làm ảnh hưởng đến một bảo vật đã có hàng trăm năm.
Tấm bản đồ này được vẽ theo lối hiện đại, có ghi các tỉnh của nước ta thời Nguyễn như Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn Tây, Quảng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Phú Xuân... Đặc biệt, bản đồ vùng biển có những hàng chữ rất quan trọng “Tiểu Trường Sa hải khẩu”, “Đại Trường Sa hải khẩu”...
- Nghĩa là “Tiểu Trường Sa hải khẩu” và “Đại Trường Sa hải khẩu” nằm trong “Việt Nam địa dư đồ”?
- Theo tôi được biết không có bản đồ cổ Trung Quốc nào ghi hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở trong đó.
Việc người Trung Quốc ghi những dòng“Tiểu Trường Sa hải khẩu” và “Đại Trường Sa hải khẩu”trong “Việt Nam địa dư đồ” thể hiện một điều chắn chắc rằng triều đình Mãn Thanh – Trung Quốc đã thừa nhận ở Việt Nam có hai hải khẩu đi ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mặc nhiên, họ thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Bởi vì theo một số nhà bản đồ học, tiểu Trường Sa chính là quần đảo Hoàng Sa, còn đại Trường Sa là quần đảo Trường Sa hiện nay.
Ở vùng biển Trung Quốc không có những hải khẩu này. Họ cũng thừa nhận hai quần đảo này là do Việt Nam quản lý. Điều này đặc biệt giá trị ở chỗ nó được thể hiện trên tấm bản đồ do chính một vị quan to nhà Thanh vẽ.
- Cảm ơn ông!
Theo Tien Phong Online
Người Trung Quốc từng nộp thuế cho chúa Nguyễn khi đi qua quần đảo Hoàng SaCó một tài liệu quan trọng khác thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đó là cuốn “Hải ngoại kỷ sự” được viết theo kiểu nhật ký của nhà sư Thích Đại Sán ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Nhà sư Thích Đại Sán được chúa Nguyễn mời vào thăm Đàng Trong với vai trò vận động triều đình Mãn Thanh công nhận triều Nguyễn. Trong chuyến đi bằng đường biển đó, Thích Đại Sán có ghi lại trong “Hải ngoại kỷ sự” một chi tiết rất giá trị:
Khi thuyền của ông đi qua quần đảo Hoàng Sa thì phải nộp thuế cho chúa Nguyễn. Điều đó thể hiện một sự thật hiển nhiên rằng, thời đó Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền của nhà Nguyễn và người Trung Quốc đã phải nộp thuế cho chúa Nguyễn khi đi qua quần đảo này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét