Thứ Hai, 17 tháng 3, 2008

Lớp đệm êm ái giữa sự thù địch Việt Nam Trung Quốc

Lớp đệm êm ái giữa sự thù địch Việt Nam Trung Quốc HÀ NỘI – Khó cho người ngoài cuộc hiểu được sự thù địch đa số người Việt dành cho Trung Quốc. Hiếm khi nói ra ở chỗ công cộng, nhưng sự thù địch này tha hồ tuôn ra trong những buổi nói chuyện riêng tư với một sự sôi nổi đáng ngạc nhiên. Chữ nghĩa tuôn ra miên man và nhanh, và ngôn ngữ thì thẳng thừng, trần trụi. Ngay sau khi đến đây (Việt Nam) vào tháng Sáu năm 2006, tôi đã gặp một viên chức cấp bộ qua lời giới thiệu của một người bạn ở Hoa Thạnh Đốn (Washington). Sau một tuần trà ở một khách sạn thuộc loại sộp nhất ở Hà Nội, anh ta hỏi loại chuyện gì ở Việt Nam mà tôi thích và muốn tìm hiểu. Tôi nói với anh ta rằng, giữa những điều tôi muốn biết, thì mối quan hệ giữa nước của anh ta và Trung Quốc sẽ là một chủ đề chính.
Mối quan hệ môi hở răng lạnh giữa hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam trở nên thắm thiết khi gần 250,000 lính Trung Quốc đánh tràn qua biên giới Việt Nam để "dạy cho Hà Nội một bài học" vào ngày 17 tháng Hai năm 1979. Nguồn: Times.com
Cả hai ông láng giềng đều có nền kinh tế đang phát triển tốt đẹp, cùng hai hệ thống chính trị giống nhau như đúc và cùng là điểm sáng chói đang lên trên chính trường quốc tế, thế nhưng quan hệ song phương lên lên xuống xuống như thủy triều. “Đó là một mối quan hệ quyến rũ của thương và ghét,” tôi nói. Anh ta đanh lại, và nói: “Anh nói (một quan hệ gồm) thương và ghét, nhưng nói thẳng với anh, không có cái thương trong mối quan hệ này.” Trong 18 tháng qua, tôi nghe cái cảm nghĩ đó vô số lần, lập đi lập lại bởi đảng viên, thương nhân, những chuyên gia trong ngành giáo dục, sinh viên và ngay cả người nông dân chân lấm tay bùn. Mới tuần rồi, ông Bùi Văn Thắng, một thương gia trẻ ở một công ty xuất nhập cảng rượu ở đây, giải thích vì sao anh ta không thích người Trung Quốc: “Họ cố thống trị chúng tôi và lấy lãnh thổ của chúng tôi.” Thực ra, sự phản kháng ở đây là hậu qủa của quan điểm cho rằng Trung Quốc đã cướp lãnh thổ của Việt Nam và họ cự tuyệt một cách tàn nhẫn những nỗ lực đòi lại (của Việt Nam). Lãnh thổ đang tranh chấp giữa hai nước bao gồm hai quần đảo - Trường Sa và Hoàng Sa – nằm chồm lên những mỏ dầu và khí đốt lớn, nhiều hải sản và những hải tuyến có tính chiến lược nằm ở biển Nam Hải, mà người Việt Nam gọi là biển Đông. Ông Nguyễn Trấn Bạt, chủ tịch của Investconsult Group, một trong những công ty tư vấn thương mãi lớn nhất Việt Nam nói rằng: “Trung Quốc nên hiểu những hành động của họ ở biển Đông đã làm phật lòng chính phủ chúng tôi và làm người nước tôi giận điên lên. Rất nhiều người Việt Nam không muốn đi du lịch Trung Quốc nữa. Tôi đã có ý định đi, nhưng sau những biến cố này, tôi đã hủy dự định đi của mình.” Mới mấy tháng gần đây, Trung Quốc thành lập một trung tâm quản trị hành chánh cho những đảo này, tiết lộ kế hoạch phát triển kỹ nghệ du lịch và cũng đã tập trận quân sự trong khu vực này. Những điều này đã khích động Hà Nội và đã tạo nên những cuộc phản đối ồn ào trước mặt Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội và Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống thông tin của nhà nước cũng nhập cuộc, thường xuyên cho đi những tin tức về chủ quyền của Việt Nam trên những quần đảo này, sự thường với hình ảnh của những chiến sĩ trẻ nóng lòng muốn trở lại những đơn vị đồn trú trên những quần đảo này. Tháng rồi, Thanh Niên, là một trong hai tờ báo có số bán chạy nhất trong nước, đã cho chạy tít lớn chiếm cả trang nhất với hàng chữ: “Hoàng Sa, máu và thịt của Việt Nam.” Phía dưới, bài báo nói: “Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa hơn 30 năm qua, nhưng quần đảo này là thân thiết cho tất cả người Việt Nam, những người mong mỏi một ngày nào đó sẽ có thể thăm viếng những quần đảo này.” Lực lượng quân sự Trung Quốc đã tấn công phía Việt Nam ngày 19 tháng Một năm 1974 và đã chiếm quần đảo này từ đó. Với nội dung như vậy, cho chạy lớn trên trang nhất nhân kỹ niệm ngày Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa chỉ có thể làm được với sự cho phép của những nhà lãnh đạo đảng cao cấp ở đây. Tuồng như trọn ngày đầu tiên khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm viếng Trung Quốc vừa rồi là nhằm thảo luận về vấn đề chủ quyền. Hà Nội thì cho rằng quần đảo này thuộc về Việt Nam trên báo chí Việt Nam và với Bắc Kinh thì trước sau cho rằng những quần đảo này là của Trung Quốc không thể bàn cãi, chẳng ai ngạc nhiên khi cuộc thương thảo giữa hai bên chẳng đi đến đâu. Nhưng cả hai bên đồng ý là tiến trình “giải quyết đứng đắn” những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ sẽ là phương cách tốt nhất để hướng tới. Thế nhưng, cả hai đều không ai chịu nhường một ly và cứ cho mình có chủ quyền lịch sử đối với những quần đảo này. Mặc dù thù địch và không mấy có thiện cảm với nhau, thế nhưng nó vẫn có đôi điều lạc quan. Sự thường khi hai bên đồng ý chấp nhận tiến trình “giải quyết đứng đắn” vấn đề, nó có nghĩa cả hai phía ngụ ý là sẽ cố tránh những xung đột quân sự. Ông Bạt cho rằng: “Cả hai chính phủ đều khôn ngoan đủ để giữ tình huống này đừng trở nên tồi tệ. Họ biết là họ chả ăn được cái giải gì nếu gây nên một tình trạng bất ổn lúc này.” Chắc chắn, những cuộc phản đối chống Trung Quốc và bài báo có tính khiêu khích trong tờ Thanh Niên đã được bảo hòa với sự tiếp đón ân cần và công khai một phái đoàn Trung Quốc thăm viếng hữu nghị mới gần đây. Báo chí nhà nước Việt Nam cũng vừa cho loan tải những tin tức lạc quan nhân kỹ niệm lần thứ 58 ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Và đồng thời cũng đang có một nỗ lực nhấn mạnh đến mối quan hệ kinh tế ngày càng tốt đẹp giữa hai nước. Việt Nam nhập cảng hầu hết các mặt hàng của mình từ Trung Quốc, với mối quan hệ song phương đạt đến con số kỷ lục 15 tỉ Mỹ kim trong năm rồi. Và nó sẽ tăng hơn nữa khi những đồ án hạ tầng kiến trúc được kích hoạt. Hiện Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) đang cho Việt Nam vay 890 triệu Mỹ kim để xây một xa lộ dài 244 kilô mét từ Hà Nội đi Lao Cai, là một thành phố nằm ngay ở biên giới Việt Trung. Xa lộ này sẽ nối thành phố Côn Minh của Trung Quốc qua một đường cao tốc hiện đã xây xong hai phần ba. Khi hệ thống xa lộ và đường cao tốc này hoàn tất, nó sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa được vận tải nhanh chóng giữa thủ phủ của tỉnh Vân Nam (Yunnan) và thành phố cảng Hải Phòng. Một con đường cao tốc khác, nối liền Nanning và Hải Phòng, hiện đang được thi công.
Liệu mối thù địch giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ tan theo thời gian như "người ta hy vọng khi xa lộ nối liền hai nước trơn tru êm ả, người dân hai bên đi qua lại như nước chảy mây trôi" và Trung Quốc độc quyền bơm dầu và khí từ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Nguồn: Bbc.com
Đến lúc đó, khi hàng hóa và người dân trong nước đi về thông suốt giữa hai bên, và biên giới Việt Trung trở nên trơn tru, êm ả, người ta hy vọng rằng những sự thù địch xa xưa sẽ tan theo theo thời gian và hai nước láng giềng sẽ trở nên, ừm, trở nên - hai nước láng giềng sống trong hòa thuận.

Không có nhận xét nào: