Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008

Về trận đánh đầu tiên trên đỉnh 1509 - Lão Sơn

Về trận đánh đầu tiên trên đỉnh 1509 - Lão Sơn. Phần lớn thông tin lấy từ china-defense.com. Núi Lão Sơn, cao 1.422m so với mực nước biển nằm trong lãnh thổ VN, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), có cao độ lớn nhất trong toàn chiến trường Thanh Thủy. Đỉnh 1509 của nó nằm ngay trên đường biên giới, sống núi nằm dọc theo hướng tây bắc. Sau cuộc chiến năm 1979, 1509-Lão Sơn được quân đội VN xây dựng thành một vị trí phòng ngự quan trọng, từ đó họ có thể mở các cuộc đột kích vào lãnh thổ TQ (tất nhiên điều này do TQ nói). Ở 1509, lực lượng phòng ngự của VN theo phía TQ là ở cấp tiểu đoàn. Tuy nhiên, điều này có thể là phóng đại, lí do là địa hình khu vực khá hiểm trở không thể cho phép bố trí một số quân lớn như vậy chỉ trên một đỉnh (thực tế các trận địa phòng ngự khác của VN đều ở cấp đại đội trở xuống). Năm 1984, quân đội TQ tiến công đánh chiếm 1509. Sự kiện này được coi là chính thức mở màn cuộc chiến biên giới Việt-Trung lần thứ hai. 05h50 ngày 28-4-1984, trung đoàn bộ binh 118 thuộc sư đoàn bộ binh 40, quân đoàn 14, Đại quân khu Côn Minh được pháo binh chi viện với mật độ cao tấn công đỉnh 1509. Ngoài ra quân TQ cũng tổ chức đánh chiếm một số cao điểm khác ở xung quanh. 06h24, bộ binh TQ bắt đầu xung phong. Phía TQ đánh giá là chỉ vấp phải sức kháng cự yếu. Tuy nhiên qua nhiều thông tin của phía TQ thì không hoàn toàn như vậy. Trung đoàn 118 của TQ phải đến 15h30 mới hoàn toàn chiếm được đỉnh 1509 sau khi đơn vị phòng ngự hy sinh đến người cuối cùng. Đặc biệt, có 4 nữ chiến sĩ cố thủ trong hang đá, không chịu đầu hàng và lính TQ đã phải dùng súng phun lửa mới tiêu diệt được những cô gái kiên cường này. Quân TQ cũng bị thương vong nặng : trung đoàn 118 bị chết 198 lính cùng một số bị thương. Trong đó một tiểu đoàn của trung đoàn này có tới 70% quân số bị loại khỏi vòng chiến. Tiếp sau đó là những đợt phản kích của VN. Ngày 11-6-1984, lúc 03h00, một lực lượng cấp tiểu đoàn của VN đã tấn công 1509. Mặc dù bộ đội VN đã đột kích được vào trong trận địa địch nhưng sau đó đã bị đẩy lùi. Ngày 12-7-1984, được coi là trận đánh lớn nhất của giai đoạn 1984-1991. Theo phía TQ, phía VN đã huy động 6 trung đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn bộ binh 312, 313, 316 và 356 để tấn công 1 trung đoàn bộ binh TQ phòng ngự ở 1509. Quân TQ được sự yểm trợ của hàng vạn quả đạn pháo đã đẩy lui cuộc tấn công. Theo phía TQ thì VN bị tổn thất rất lớn, riêng số xác bỏ lại trận địa là 3.700 ! Một con số chưa bao giờ có kể cả trong các trận đánh với Mỹ. Đối chiếu với thông tin do bác phaphai cung cấp, thông tin trên là quá phóng đại. Trên thực tế, toàn bộ chiến trường Thanh Thủy chỉ có diện tích 5-6km2, không thể bố trí được một lực lượng quá khổng lồ như vậy (hãy so sánh với trận ĐBP, phía VN có 10 trung đoàn trong lòng chảo Mường Thanh, nhưng đó là một chiến trường rộng hàng trăm km2). Theo thông tin của VN, trung đoàn bộ binh 982 của sư đoàn bộ binh 313 đã tái chiếm thành công 1509. Nhưng sau đó bộ phận phòng ngự vì nhiều lí do đã tự ý bỏ chốt và TQ chiếm được 1509 lần thứ hai. Kể từ đây không có thêm trận phản kích nào nữa. Từ 1509, quân TQ lấn xuống tới bình độ 1200 thì bị chặn lại, bộ đội VN giữ được từ bình độ 1100 trở xuống. Các trận giành giật tiếp tục diễn ra, chủ yếu với quy mô đại đội, ác liệt nhất trong những năm 1984-1987. Từ đó trở về sau, giao tranh bộ binh ít dần, hai bên chủ yếu sử dụng pháo. Trận đụng độ bộ binh cuối cùng diễn ra ngày 13-2-1991. Sau đây là những thông tin khá thú vị về trận đánh A6b từ phía TQ (nguồn : www.china-defense.com) Trong ảnh, kí hiệu C là mỏm 211-tức A6b của ta. Trong trận chiếm A6B sáng 31-5, theo phía ta, địch bỏ lại 25 xác chết và bị bắt 1 tên; ta hy sinh 4, bị thương 15. Theo phía TQ, ngoài 211 (A6B) ta còn tấn công vào các điểm 140, 142, 156, 166 thất bại, thiệt hại hơn 300 người (?!), đây là chiến dịch phản kích mang tên N-1 của trung đoàn 982. Điểm cao 211 ta chiếm được 2 vị trí TQ trên đó, vị trí thứ 3 địch vẫn giữ được (?!). , điểm cao 156 ta chiếm được nhưng địch rút xuống hầm và phản kích chiếm lại. Trong tất cả các trận trên TQ chết 21, bị thương 81, bị bắt 1. A6b, vị trí 1 và 2 do ta chiếm. (Có lẽ hơi khó tin là suốt thời gian dài như vậy ta không chiếm nốt được vị trí 3, hoặc địch còn giữ được như thế mà không phản kích chiếm lại được. Chưa kể tiếp tế cho số quân trên đó). Sau đó quân TQ nhiều lần phản kích chiếm lại A6B, nhưng đều bị quân ta đánh lui. Theo phía ta, từ 1 đến 3-6-1985, ta hy sinh 13, bị thương 24, không rõ số thương vong của địch. Theo phía TQ thì địch mở nhiều đợt phản kích trong 44 ngày, dùng cả đặc nhiệm nhưng đều thất bại và bị thiệt hại nặng, từ 1 đến 11-6-1985 quân TQ bị chết 120 tên, bị thương một số lớn. Trung đoàn 595 (sư đoàn 199, quân đoàn 67) TQ bị tê liệt. Phía VN cũng nhiều lần tiến công và bị chết hơn 300 người (?). Ngày 8-9-1985, TQ chiếm lại A6B chỉ với 1 chết, 3 bị thương (?). Trong suốt 11 tháng chiếm đóng, sư đoàn 199 bị chết hơn 300 tên. Trận đánh chiếm và phòng ngự A6b là một trận đánh xuất sắc, gây cho địch nhiều thiệt hại, được phía ta đánh giá cao và bản thân TQ cũng tốn khá nhiều giấy mực về trận đánh.

3 nhận xét:

tran ngoc nguyen vu nói...

ok toj la chjen sj trung doan 18 su doan 325 toj da tung chjen dau o 1100 nam 1988toj bjet ro chjen truong nay cam on ban da vjet baj nay

tran ngoc nguyen vu nói...

ok toj la chjen sj trung doan 18 su doan 325 toj da tung chjen dau o 1100 nam 1988toj bjet ro chjen truong nay cam on ban da vjet baj nay

tran ngoc nguyen vu nói...

ok toj la chjen sj trung doan 18 su doan 325 toj da tung chjen dau o 1100 nam 1988toj bjet ro chjen truong nay cam on ban da vjet baj nay